Kỹ thuật nuôi gà chọi đơn giản, dễ dàng từ các sư kê 

Chăm sóc gà chọi chiến đúng cách

Nuôi gà chọi đòi hỏi rất nhiều kỹ năng từ việc chọn giống, thiết kế chuồng trại cho đến thức ăn  và cách chăm sóc như vậy thì gà mới khỏe mạnh và sung sức được. Dưới đây V9bet sẽ là toàn bộ những kỹ thuật nuôi gà chọi chi tiết, khoa học anh em có thể áp dụng để nuôi gà chọi tại nhà hoặc mở rộng quy mô chăn nuôi cho những chiến kê của mình. 

Gà chọi là gà như thế nào? 

Rất nhiều tài liệu ghi chép rằng gà chọi có nguồn gốc từ những địa phương có truyền thống chọi gà như: Bắc Ninh, Hà Nội, Huế và một số những địa phương khác. Đặc điểm nhận dạng của giống gà này là mình dài, chân dài, chân và mỏ có màu đen chì, mắt to có vòng đen chì, thịt và da đều có màu đỏ, cổ gà cao và mào kép. 

Vì đặc tính của loài gà này rất thích vận động nên  cho ra  chất lượng thịt tốt. Một con gà trống trưởng thành có cân nặng từ 3 đến 4 cân trong khi con gà chọi mái nặng từ 2 đến 2,5 cân. Giống gà này có sức đề kháng tuyệt vời nhưng có một nhược điểm là đẻ rất ít.

Một con gà trưởng thành có cân nặng từ 3 đến 4 cân
Một con gà trưởng thành có cân nặng từ 3 đến 4 cân

Kỹ thuật nuôi gà chọi đơn giản và hiệu quả

Để có được những con chiến khỏe mạnh đòi hỏi những yêu cầu khắt khe từ người nuôi gà. Với những kỹ thuật nuôi gà chọi dưới đây anh em sư kê có thể linh hoạt áp dụng để cho ra giống khỏe mạnh nhất cũng như đạt được chất lượng tốt nhất. 

Cách chọn giống gà 

Người ta thường dùng cách gọi gà nòi để chỉ chung cho loại gà gà đòn và gà cực. Tuy nhiên tùy từng vùng miền sẽ có cách gọi khác nhau, gà đòn là loại gà có chân vàng nghệ và da non mềm. Thân hình to lớn, mắt sâu, vạm vỡ tính khí rất lỳ lợm, chân rất cao và cổ trần trụi. Người ta chia gà đòn thành 2 loại đó là gà mã chỉ và gà mã lai.

Còn loại gà cực thân hình nhỏ hơn, người cũng nhiều xương hơn và thịt không săn chắc nhưng bù lại cựa rất dài, nhọn và rất sắc. Mắt của chúng thuộc loại lanh lợi và không ăn nhiều. Loại gà cựa ở miền Nam lông nhiều và mượt hơn hai bên có giáp dài trông rất đẹp. 

Nếu mua loại gà chọi chiến thì việc chọn giống là việc vô cùng quan trọng, yêu cầu về chọn giống cũng vô cùng khắt khe. Khi chọn sẽ chọn giống dựa vào thân hình cũng như cân nặng, phải khỏe mạnh, không dị tật. 

Cách làm chuồng đúng chuẩn phù hợp với gà 

Gà chọi hay bất cứ loại gà nào thì chuồng cũng phải đảm bảo thoáng mát, không tù túng như vậy nó sẽ máu chiến hơn rất nhiều. Nhất là với những sư kê nào nuôi gà nhưng lấy cả thịt thì càng cần chú ý đến chuồng nhiều hơn. 

Dựng chuồng cho gà nên chọn cửa chuồng tốt nhất ở hướng Đông Nam, tránh hướng Bắc hay Tây Nam. Mái chuồng nên dùng tôn hay tấm lợp đều được miễn sao có một độ nghiêng tốt đủ để thoát nước. Đồng thời khi lợp nên để dư ra khoảng chừng 30cm che mưa nắng cho gà.

Đảm bảo chuồng phải thoáng mát, không ẩm ướt khi gặp trời mưa xuống. Sau đó nên dựng các dãy xây gạch chia thành nhiều ô có diện tích 2 đến 4m2. Chiều dài của mỗi ô chừng 1 đến 1,5m, chiều rộng tầm 1 đến 1,2m là được.

Người ta chia gà đòn thành 2 loại đó là gà mã chỉ và gà mã lai
Người ta chia gà đòn thành 2 loại đó là gà mã chỉ và gà mã lai

Nếu như xây theo dãy thì nên dùng lưới thép để ngăn giữa các ô, mặt trước. Còn xây riêng thì 3 mặt cần phải là tường bê tông để tránh gió, nền chuồng có thể dùng xi măng hoặc là dùng đất nện đều được. Cũng cần chú ý lót thêm một lớp cát để bảo vệ chân gà.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thêm bội để nuôi gà, bội sẽ được làm từ tre nứa hay sắt đều được hết, miễn là sao cho kích thước đủ rộng để nuôi từng con. Bên trong có thiết kế máng ăn uống cho gà, cách này phù hợp cho nhà anh em không có diện tích hoặc nuôi ít.

Thức ăn cho gà

Thức ăn là thứ vô cùng quan trọng quyết định đến hình dáng, sự sung mãn cũng như chất lượng thịt của gà. Khi đã nuôi gà chọi nên hạn chế cho ăn thức ăn công nghiệp, bạn có thể dùng thức ăn tự làm hoặc có sẵn trong tự nhiên cho gà. 

  • Thóc lúa: Thức ăn này cần phải cho gà ăn nhiều để nâng cao sức khỏe và khả năng chịu đòn cũng như thể lực.
  • Rau: Vào những ngày nắng thì không thể thiếu rau xanh đây là thức ăn không chỉ cung cấp chất xơ, nguyên tố đa, vi lượng mà giúp thân nhiệt của gà giảm đi trông thấy. Ngoài ra cũng giúp sức đề kháng của gà tốt hơn, có thể cho gà ăn giá đỗ, xà lách, rau muống. 
  • Thảo dược và thức ăn thêm: Bạn cũng có thể cho gà dùng thêm tỏi gừng, để tránh bệnh cảm cúm cũng như giúp thân nhiệt ấm lên khi mùa lạnh đến. Ngoài ra nó cũng tốt cho hệ tiêu hóa và bổ sung nhiều chất cho cơ thể.
  • Các loại mồi: Mồi giúp gà có thêm nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời bổ sung các chất như: vitamin, protein, chất đạm cũng như làm tăng sự sung mãn cho gà trước trận đấu. Có một số mồi thường được dùng như: tôm, tép, cá chép, giun dế, trùn quế…

Kỹ thuật nuôi gà chọi chọi nên hạn chế dùng ếch nhái để làm thức ăn vì nó có nhiều đạm sẽ làm tăng lượng thịt và mỡ sẽ làm giảm khả năng chiến đấu. Nước cho gà uống cần đảm bảo an toàn, sạch sẽ, không chứa các chất độc cũng như tạp chất. Nhiệt độ nước duy trì 7 đến 28 độ là được. 

Nuôi gà chọi nên hạn chế dùng ếch nhái để làm thức ăn
Nuôi gà chọi nên hạn chế dùng ếch nhái để làm thức ăn

Chăm sóc gà chọi chiến đúng cách

Để có kỹ thuật nuôi gà chọi tốt nhất không phải là dễ dàng, mỗi một giai đoạn già lại có những cách nuôi khác nhau. 

Mới nở đến 2 tháng tuổi

Gà con bạn nên cho nó dùng nước pha theo công thức là 1l hòa với 5g đường glucoza và 1g vitamin C để giúp nâng cao sức khỏe. 1 tuần đầu sau khi uống nước bạn cho ăn hạt vừng nhỏ, tấm, cám ngô. Khoảng 2 đến 3 tuần sau nên dùng thóc nghiền đem nấu với thịt và rau rồi cho ăn. Khi gà được đã được 1,5 tháng tuổi có thể cho dùng các loại mồi như giun, trùn quế, lương và lòng đỏ trứng,… 

Từ 2 đến 5 tháng tuổi 

Lúc này gà phân giới tính rõ, gà trống sẽ tập gáy, gà mái lộ rõ bộ lông mềm mượt. Khi gà mái đã được 5 tháng là chúng sẽ bước vào giai đoạn sinh sản. Lúc này cần chú ý đến thức ăn và chế độ chăm sóc cho gà. Không dùng cám công nghiệp hay loại cám tăng trọng vì sẽ làm cho gà nhiều mỡ, không chịu đá và thịt không chắc.

Trong ngày bạn cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho nó. Bạn cũng có thể dùng công thức sau để  áp dụng. 

  • Sáng: lươn xay nhỏ trộn cùng với vỏ trứng, thóc và ngô
  • Trưa: Sâu xanh
  • Chiều: Cũng giống như sáng nhưng thêm rau xanh cho gà ăn là được.

Cũng có thể dùng máy băm để nghiền thức ăn cho gà để dễ ăn hơn. Nên trộn rau xanh, phụ phẩm cùng một số nguyên liệu khác và cho vào máy ép viên để làm thức ăn sẵn cho gà. Vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa làm tăng trưởng cũng như hạn chế được lượng mỡ. 

Chăm sóc gà chọi chiến đúng cách
Chăm sóc gà chọi chiến đúng cách

Từ 6 tháng trở đi

So với tháng trước không có gì thay đổi về chế độ dinh dưỡng. Nhưng thời gian cho ăn cần phải thay đổi. Chỉ cần cho ăn 2 lần vào khung giờ nhất định đó là 6 đến 7 giờ sáng từ 17 đến 18 giờ chiều. Giữa trưa tầm 12 đến 13 giờ có thể cho thêm rau củ hoặc chút mồi cũng được. 

Bạn cũng chỉ nên cho gà ăn vừa tới nếu ăn no quá nó sẽ lười đi tìm thức ăn, lười vận động và làm giảm khả năng sinh tồn vốn có. Lượng thức ăn tầm từ ⅓ đến ⅔ thể tích diều là được. Vào lúc mát trời cho gà ăn thêm tỏi và ớt, mỗi tuần ăn 1 lần ớt 2 lần tỏi để có thể tăng khả năng chịu bệnh.

Kết luận

Vậy bài viết V9bet trên đã giới thiệu xong kỹ thuật nuôi gà chọi khỏe mạnh và háu chiến. Từ giờ bạn có thể áp dụng để cho ra con gà không những khỏe mạnh, đẹp mã mà còn chiến đấu cũng rất hay nữa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chơi ngay